Khóa học lập trình PLC Siemens S7 – 1200

Khóa học lập trình PLC Siemens S7 – 1200
Lưu Thiện Sơn
1 Đánh giá 4 Học viên

Bạn sẽ học được gì

Vài nét về dòng PLC S7 1200

Dòng PLC Siemens S7 1200 là thiết bị tự động hóa đơn giản nhưng có độ chính xác cao và tốc độ xử lý nhanh. Nó được thiết kế dạng module nhỏ gọn, linh hoạt, phù hợp cho một loạt các ứng dụng.

PLC S7 1200 của hãng Siemens có một giao diện truyền thông mạnh mẽ đáp ứng tiêu chuẩn cao nhất của truyền thông công nghiệp và đầy đủ các tính năng công nghệ mạnh mẽ tích hợp sẵn làm cho nó trở thành một giải pháp tự động hóa hoàn chỉnh và toàn diện.

PLC S7-1200 của Siemens được thiết kế thêm nhiều tính năng tuyệt vời, từ đó đã khắc phục các nhược điểm của S7-200 trước đây.

Các thành phần của PLC S7-1200 bao gồm:

  • 3 bộ điều khiển nhỏ gọn với sự phân loại trong các phiên bản khác nhau giống như điều khiển AC, RELAY hoặc DC phạm vi rộng.
  • 2 mạch tương tự và số mở rộng ngõ vào/ra trực tiếp trên CPU làm giảm chi phí sản phẩm.
  • 13 module tín hiệu số và tương tự khác nhau bao gồm (module SM và SB).
  • 2 module giao tiếp RS232/RS485 để giao tiếp thông qua kết nối PTP.
  • Bổ sung 4 cổng Ethernet.
  • Module nguồn PS 1207 ổn định, dòng điện áp 115/230 VAC và điện áp 24 VDC.

I - Lợi ích khóa học

  • Học viên sử dụng thành thạo phần mềm lập trình PLC, HMI.
  • Biết download, upload chương trình PLC, HMI.
  • Hiểu và sử dụng được các lệnh Logic, Timer, Real time clock, Counter, High speed counter, lệnh toán học, lệnh chương trình con, chương trình ngắt, đọc xuất tín hiệu tương tự, điều khiển cấp và vô cấp biến tần, điều khiển tốc độ – vị trí động cơ Servo, thiết kế giao diện màn hình HMI.
  • Có kỹ năng tìm, đọc tài liệu tiếng anh thiết bị tự động hóa.
  • Rèn kỹ năng đọc code, phân tích tìm lỗi và sửa chữa chương trình.
  • Có phương pháp học thực hành, chủ động tìm kiếm tài liệu nghiên cứu các dòng PLC khác nếu cần: lập trình PLC Mitsubishi, Lập trình PLC Omron, Lập trình PLC Schneider, Lập trình PLC Delta…
  • Tự tin viết chương trình chạy cho các hệ thống dây truyền sản xuất.
  • Đặc biệt các học viên khi học xong khóa học sẽ được chính giảng viên và trung tâm đồng hành hỗ trợ giúp đỡ ngay trong công việc . Khi triển khai công việc trên dự án cần hỏi ý kiến, cần cung cấp thêm các tài liệu,cần tư vấn kỹ thuật … đều được giảng viên và trung tâm hỗ trợ. Giúp bạn hoàn toàn tự tin khi bước vào triển khai công việc,hạn chế các sai lầm do chưa có kinh nghiệm vì đã có người đồng hành. Trưởng thành nhanh chóng chỉ sau 1, 2 dự án vì luôn có người kèm giúp đỡ. Doanh nghiệp cần người có năng lực xử lý công việc và mong muốn được trả lương xứng đáng để họ cống hiến chứ doanh nghiệp không cần người yếu kém , trì trệ để trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp vì vậy bạn không thay đổi thì người khác sẽ thay đổi , bạn không học để nâng cao năng lực thì người khác sẽ học và cơ hội sẽ thuộc về người khác. Hãy hành động vì chính sự nghiệp của mình nhé bạn 

II -Những ai nên tham dự khóa học này

  • Sinh viên sắp tốt nghiệp: Chưa có kiến thức chuyên môn
    • Không muốn tốn thời gian cóp nhặt kiến thức vụn vặt trên mạng, không có hệ thống.
    • Tăng tỷ lệ xin được việc với mức lương nhỉnh hơn các bạn đồng trang lứa do đã có kiến thức cơ bản, công ty không phải đào tạo nhiều.
    • Mong muốn “thạo việc” sớm nhất có thể, kết thúc sớm quá trình học việc – thử việc để trở thành nhân viên chính thức, theo kịp tiến độ đặt ra của công ty.
  • Kỹ sư mới đi làm từ 1-3 năm: Chưa vững kiến thức chuyên môn
    • Trong quá trình làm việc vẫn còn gặp nhiều lỗi dẫn đến cấp trên chưa hài lòng, đối tác phàn nàn
    • Thời gian để hoàn thành công việc lâu dẫn đến tình trạng không được giao nhiều việc, không tăng được lương.
  • Kỹ sư vận hành tại các nhà máy, Kỹ sư thiết kế hệ thống tự động hoá: Mong muốn học thêm chuyên ngành khác để gia tăng thu nhập, hoặc bổ trợ cho công việc chính.
    • Mặc dù đã có kiến thức nền nhưng để học thêm một mảng khác cũng tốn rất nhiều thời gian trong khi thời gian eo hẹp (dành cho công việc chính hoặc gia đình, người thân v.v…) cần nắm kiến thức mới nhanh nhất có thể.
  • Quản lý, Giám sát, Phó giám đốc các công ty: Muốn có kiến thức cơ bản về mảng này để:
    • Đàm phán, trao đổi được với đối tác mà không sợ khách hàng “qua mặt”
    • Biết được nhân viên có làm “ẩu”, làm “chống đối” hay không

III: Lộ trình và Phương pháp học

 

Giới thiệu khóa học

IV - Nội dung khóa học

Nội dung 1: Tổng quan về S7-1200 và TIA PORTAL V17

  1. Giới thiệu chung về S7-1200
  2. Cách chọn lựa thiết bị cho 1 trạm PLC S7-1200
  3. Giới thiệu tổng quan phần mềm lập trình TIA Portal V17
  4. Hướng dẫn cài đặt, sử dụng TIA Portal V17 và phần mềm mô phỏng PLCSIM

Nội dung 2: Câu trúc phần cứng S7-1200 

  1. Giới thiệu và phân loại các dòng CPU S7-1200
  2. Giới thiệu các module của S7-1200
  3. Thiết kế 1 trạm S7-1200 tiêu chuẩn
  4. Lắp đặt và đấu nối S7-1200 trong công nghiệp

Nội dung 3: Lập trình S7-1200 cơ bản

  1. Các vùng nhớ S7-1200
  2. Các lệnh về bit
  3. Các lệnh về Timer & ứng dụng
  4. Các lệnh về Counter & ứng dụng
  5. Các lệnh về so sánh
  6. Các lệnh chuyển đổi
  7. Các lệnh về toán học
  8. Các lệnh về dịch chuyển

Nội dung 4: Lập trình S7-1200 Nâng cao

  1. Giới thiệu về Module analog
  2. Nguyên lý hoạt động chung của các cảm biến và các tín hiệu đo chuẩn trong công nghiệp
  3. Giới thiệu về hai module vào ra analog SM1231 và SM1232
  4. Sử dụng hàm thư viện NORM_X và SCALE_X
  5. Ứng dụng Analog trong thực tế
  6. Giới thiệu về thuật toán điều khiển PID
  7. Sử dụng module mềm PID_Compact V2

Nội dung 5: Thiết kế và lập trình giao diện trên TIA PORTAL V17

  1. Tổng quan về hệ SCADA
  2. Tạo project trong TIA PORTAL
  3. Tạo giao diện cho quá trình
  4. Chạy runtime và mô phỏng
  5. Hiển thị thông số của quá trình sản xuất
  6. Vẽ đồ thị hiển thị thông số của quá trình sản xuất
  7. Cấu hình cho các cảnh báo
  8. Tính năng Client / sever
  9. Tính năng User administrator

Nội dung 6: Tìm hiểu về cảm biến và thiết bị đo công nghiệp

  1. Giới thiệu các loại cảm biến
  2. Hướng dẫn lựa chộn cảm biến theo mục đích sử dụng
  3. Hướng dẫn cấu hình cảm biến

Nội dung 7: Ứng dụng PLC trong điều khiển động cơ

  1. Tổng quan các phương pháp điều chỉnh động cơ không đồng bộ 3 pha
  2. Hướng dẫn cấu hình biến tần theo từng mục đích điều khiển
  3. Cấu hình biến tần trên phần mềm mô phỏng của hãng
  4. Ứng dụng PLC trong điều khiển từng phương pháp

Nội dung 8: Lập Project và thực thi Project

Quà tặng đi kèm

  • Tiêu chuẩn vẽ Shop - chi tiết lắp đặt và hồ sơ Shop mẫu cho nhà máy và toà nhà
  • 100 File bản vẽ bảng tính và sơ đồ nguyên lý hệ thống cơ điện
  • Hồ sơ nghiệm thu thi công lắp đặt trên công trường nhiều dự án
  • Các biện pháp thi công lắp đặt điện - nước - điều hoà - thông gió - phòng cháy chữa cháy
  • Nhiều File tiêu chuẩn - quy chuẩn cho dự án
  • Chi tiết lắp đặt cơ điện tổng hợp nhiều dự án
  • 100 file tính và thuyết minh kỹ thuật cơ điện
  • Các hồ sơ thiết kế điển hình cho các công trình: Khách sạn - Nhà máy - Chung cư

Học bổng

  • Chúng tôi sẵn sàng trao tặng học bổng miễn phí cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn, ham học hỏi và muốn vươn lên nhưng sẽ không chấp nhận những kỹ sư tương lai thiếu trung thực và yếu kém về đạo đức. Vì thế nếu các bạn thực sự cần giúp đỡ hãy gửi mail đến chúng tôi để được xem xét. Một vài thủ tục xác minh về điều kiện hoàn cảnh của bạn cũng sẽ được tiến hành
  • Hotline hỗ trợ : 0969.070.378
  • Email : tuyensinh3@vnk.edu.vn

Nội dung khóa học

  • ht 1: Giới thiệu tổng quan khóa học Học thử 26:03
  • ht 2: Giới thiệu tổng quan khóa học Học thử 41:32
  • 1.1 Tổng quan về S7 - 1200 và tia Portal V17 25:53
  • 1.2 Tổng quan về S7 - 1200 và tia Portal V17 38:40
  • Bài 2: Cấu trúc phần cứng S7-1200 12:59
  • 3.1 Cấu trúc phần cứng S7-1200 26:06
  • 3.2 Cấu trúc phần cứng S7-1200 24:06
  • 3.3 Cấu trúc phần cứng S7-1200 25:48
  • 3.4 Cấu trúc phần cứng S7-1200 14:35
  • 4.1 Lập trình S7 - 1200 cơ bản 23:52
  • 4.2 Lập trình S7 - 1200 cơ bản 34:03
  • 4.3 Lập trình S7 - 1200 cơ bản 44:55
  • 5.1 Lập trình S7 - 1200 cơ bản 25:10
  • 5.2 Lập trình S7 - 1200 cơ bản 25:12
  • 5.3 Lập trình S7 - 1200 cơ bản 24:39
  • 5.4 Lập trình S7 - 1200 cơ bản 26:43
  • 6.1 Lập trình S7 - 1200 cơ bản 27:22
  • 6.2 Lập trình S7 - 1200 cơ bản 33:51
  • 6.3 Lập trình S7 - 1200 cơ bản 29:55
  • 6.4 Lập trình S7 - 1200 cơ bản 23:36
  • 7.1 Thiết kế và lập trình giao diện điều khiển trên tia Portal V17 25:21
  • 7.2 Thiết kế và lập trình giao diện điều khiển trên tia Portal V17 25:21
  • 7.3 Thiết kế và lập trình giao diện điều khiển trên tia Portal V17 26:24
  • 7.4 Thiết kế và lập trình giao diện điều khiển trên tia Portal V17 23:32
  • 7.5 Thiết kế và lập trình giao diện điều khiển trên tia Portal V17 13:22
  • 8.1 Tìm hiểu về cảm biến và thiết bị đo công nghiệp 26:38
  • 8.2 Tìm hiểu về cảm biến và thiết bị đo công nghiệp 23:48
  • 8.3 Tìm hiểu về cảm biến và thiết bị đo công nghiệp 26:44
  • 8.4 Tìm hiểu về cảm biến và thiết bị đo công nghiệp 26:44
  • 8.5 Tìm hiểu về cảm biến và thiết bị đo công nghiệp 24:27
  • 8.6 Tìm hiểu về cảm biến và thiết bị đo công nghiệp 31:01
  • 8.7 Tìm hiểu về cảm biến và thiết bị đo công nghiệp 33:16
  • Bài 9_1Lập trình PLC nâng cao 55:05
  • Bài 9_2Lập trình PLC nâng cao 34:34
  • 10.1 Lập trình PLC nâng cao 26:12
  • 10.2 Lập trình PLC nâng cao 24:56
  • 10.3 Lập trình PLC nâng cao 26:21
  • 10.4 Lập trình PLC nâng cao 21:34
  • 11.1 Ứng dụng PLC trong điều khiển động cơ 34:02
  • 11.2 Ứng dụng PLC trong điều khiển động cơ 35:47
  • 11.3 Ứng dụng PLC trong điều khiển động cơ 34:02

Thông tin giảng viên

Lưu Thiện Sơn
10 Học viên 2 Khóa học
- Giảng viên Lưu Thiện Sơn

Giảng viên: Lưu Thiện Sơn

Kỹ sư điện – Tự động SEEN Technologies Corporation

Kinh nghiệm: Tốt nghiệp Ths chuyên ngành Tự động hóa công nghiệp– Trường đại học giao thông vận tải TP.HCM
Anh có gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, lập trình & cấu hình phầnmềm, triển khai vận hành quản lý dự án Điện – tự động. Cụ thể như:

  • Tính toán và chọn thiết bị đóng cắt cho từng thiết bị trong hệ thống
  • Thiết kế tủ điện-điều khiển, tủ ATS, tủ tụ bù, thiết kế bản vẽ thi công điện – điều khiển cho hệ thống, lập trình điều khiển hệ thống và kiểm tra chương trình cho PLC và SCADA
  • Triển khai vận hành M&E; quản lý cho các dự án Điện –tự động.

Anh có kiến thức chuyên môn tốt, dày dặn kinh nghiệm thực tế về: Thiết bị Siemens Simatic PLCs ; WinCC SCADA system; thiết bị thủy lực và khí nén; thiết kế tủ điện; hiểu biết thực tế về thiết bị điện: relay bảo vệ chạm đất, quá dòng, MCCB, contactor, relay nhiệt, biến tần các hãng ( Siemens, Schneider, Hitachi, …); màn hình cảm ứng HMI

Bằng việc áp dụng những kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được cùng tinh thần không ngừng học hỏi anh luôn hoàn thành tốt trách nhiệm của mình tại các dự án công ty tham gia: Nhà máy XLNT tập trung KCN VSIP 1, KCN Thành Thành Công, KCN VSIP II, KCN Dầu Giây, KCN Long Hậu 4,…và rất nhiều dự án khác.

Với kiến thức chuyên môn sâu rộng cùng kinh nghiệm thực tế xử lý các vấn đề kỹ thuật anh đã đóng góp rất lớn vào các giải pháp trong các dự án điện – điều khiển của công ty và đối tác.

Hiện đang giảng dạy:

Học viên đánh giá

1
1 Đánh giá

0%

0%

0%

0%

100%

ĐOÀN TẤN SANG

bài giảng record ko đầy đủ chi tiết

Khóa học liên quan

Khóa học Lập Trình PLC Mitsubishi
Đoàn Đình Vạn
(0) 10 Học viên
3.024.000đ
3.360.000đ
(-10%)
Lập trình PLC Siemens S7-300
Lưu Thiện Sơn
(0) 6 Học viên
2.678.000đ
2.975.000đ
(-10%)
3.024.000 3.360.000 -10%
Ưu đãi 10% nhân dịp đầu xuân
Đăng ký học Thêm vào giỏ hàng
Thời lượng: 19 giờ 14 phút
Giáo trình: 41 Bài học
Học mọi lúc mọi nơi
Học trên mọi thiết bị: Mobile, TV, PC

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ VIỆC LÀM VNK

GPKD số 0106081062 do Sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 09/01/2013

Địa chỉ: Số 7 ngõ Thông Phong, đường Tôn Đức Thắng, P. Quốc Tử Giám, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội

Số điện thoại: 0969.070.378

Email: info@vnk.edu.vn